Thủy ngân trong nguồn nước sinh hoạt có tác hại thế nào
Việc tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi. Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3.
1. Tại sao trong nước lại có thủy ngân
Do đặc thù thuỷ ngân là kim loại tồn tại ở dạng lỏng, rất nặng và dễ sa lắng, dễ bốc hơi ngay cả ở nhiệt độ thường nên hóa chất này có thể còn nằm lại trên các mái nhà, cây cối, trên các bề mặt và các vật dụng lưu chứa hở, có nguy cơ gây ô nhiễm trở lại môi trường.
Thủy ngân có ở xung quanh chúng ta, nó có trong đất, nước, không khí nhưng chỉ với hàm lượng rất thấp. Thủy ngân được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Vụ cháy nhà máy Rạng Đông vừa qua đã làm phát tán thủy ngân đi rất rộng.
Thủy ngân khi ngấm vào nước sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất của thủy ngân, thủy ngân hữu cơ và thủy ngân vô cơ. Vậy khi thủy ngân có trong nước sẽ gây những tác hại như thế nào đến sức khỏe con người?
Sau những vụ cháy, lượng thủy ngân và các chất khí độc hại đã phát tán ra môi trường. Do tính chất của thủy ngân dễ sa lắng nên sẽ còn nằm lại trên các mái nhà, cây cối. Khi mưa xuống hoặc người dân rửa mái nhà, tường và các vật dụng, thủy ngân ngấm vào trong đất, trong nước càng nhiều. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm thủy ngân trong môi trường đất và nước.
2. Thủy ngân trong nước có tác hại như thế nào đến sức khỏe
Thủy ngân tồn tại dưới nhiều dạng, thủy ngân kim loại và thủy ngân vô cơ là nguồn gây nhiễm qua tiếp xúc nghề nghiệp; thủy ngân hữu cơ có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Chúng sẽ có những mức gây hại khác nhau.
Theo các bác sĩ: Thủy ngân có nhiều độc tính tác động mạnh mẽ đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, phổi, da... Một số khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm cả bộ não.
Dễ bị ảnh hưởng bởi thuỷ ngân và bị nguy hiểm hơn cả là bào thai (phụ nữ có thai), rồi đến trẻ sơ sinh (qua sữa mẹ hoặc trực tiếp tiếp xúc), trẻ con (infant) (qua sữa mẹ hoặc trực tiếp tiếp xúc), người bị tim phổi bệnh phổi, người có sức khoẻ yếu.
Đặc biệt đối với thai nhi, khi người mẹ tiếp xúc nhiều với thủy ngân. Thủy ngân truyền qua thai nhi và ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Nó sẽ làm cho thai nhi chậm phát triển, làm tổn thương hệ thần kinh và loạn ngôn ngữ..
Bên cạnh đó, việc ăn các thức ăn chứa thủy ngân hay sử dụng nước có thủy ngân trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Gây nên các tình trạng như run chân tay, thay đổi tính, biểu hiện thần kinh, các bệnh về da. Ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và trẻ nhỏ.
Việc tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi. Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3.
3. Làm thế nào để loại bỏ thủy ngân có trong nước
Hiện nay, chưa có bất kì một nghiên cứu nào tìm ra cách khử thủy ngân tại nhà. Máy lọc nước tổng sinh hoạt với công nghệ UF thẩm thấu ngoài là giải pháp hàng đầu, với công nghệ lọc mới nhất đảm bảo nước an toàn để sử dụng. Trong đó có tiêu chuẩn quy định mức độ thủy ngân trong nước sạch cho phép là dưới 0,001mg/l. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.
Thủy ngân trong nước rất khó phát hiện bằng mắt thường. Để biết cỏ thủy ngân trong nước hay không, người ta thường lấy mẫu nước mang đi xết nghiệm để xác định mức độ và cách xử lý. Do thủy ngân rất độc hại đối với sức khỏe con người nên theo QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, quy định hàm lượng thuỷ ngân trong nước sạch là dưới 0.001 mg/L.
Sản phẩm liên quan
Tags lọc nước UF PVDF, lọc nước thô, tiền xử lý nước, bộ lọc chặn rác, lọc nước thô đầu nguồn, làm mềm nước cứng, tẩy cáu cặn canxi, chống vôi hóa, tẩy cặn bằng phương pháp ion