30/04/2023 23:38:58 (GMT+7)

Sử dụng lọc nước tại nhà để loại bỏ 6 hợp chất nguy hiểm

Nước sinh hoạt, nước ngầm bị ô nhiễm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sức khỏe con người suy giảm, cơ thể mắc bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu 6 loại chất độc có thể tồn tại trong nguồn nước gia đình bạn đang dùng hàng ngày và biện pháp khắc phục.

Sử dụng lọc nước tại nhà để loại bỏ 6 hợp chất nguy hiểm

I. Tìm hiểu qua các chất làm ô nhiễm nguồn nước

1. Nitrit

Nitrit là chất độc nguy hiểm làm chuyển hóa thành các dạng sản phẩm trong cơ thể gây nên ung thư ở người do nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm mà con người ăn uống, sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày hình thành một hợp chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin đã tích lũy đủ cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích tụ dần trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc gan, ung thư gan hoặc dạ dày.

Đặc biệt đối với trẻ em, nếu bị ảnh hưởng lâu ngày của Nitrit sẽ mắc các bệnh da xanh, dễ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, tích lũy trong cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp.

2. Mangan (Mn)

Mặc dù Mn không có khả năng tác động hình thành các thể bệnh nguy hiểm như ung thư, cũng không ảnh hưởng đến sinh sản,… nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh bởi gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism (tương tự bệnh parkingson).

Mn đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ do cơ thể trẻ em với những kết cấu chưa được hoàn thiện. Cơ thể trẻ khi hấp thụ thì có thể hấp thụ được rất nhiều Mn trong khi hệ bài tiết thải ra ngoài rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mn trong cơ thể trẻ và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Mn gây ra những vết ố bẩn trên tất cả những thứ mà nó tiếp xúc. Vì vậy, sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày để lau rửa, giặt giũ sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của đồ dùng. Đặc biệt, giặt quần áo bằng nước nhiễm Mn sẽ hình thành những vết bẩn màu nâu, đen do quá trình oxy hóa gây ra.

3. Asen (As)

Asen là 1 trong những chất gây nguy hiểm nhất có trong nguồn nước sinh hoạt. Bị ngộ độc asen cấp tính sẽ bị những biểu hiện như: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.

Asen có trong nguồn nước khó có thể gây ngộ độc cấp tính nhưng sẽ tích tụ trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, đau đầu, giảm trí nhớ và ung thư,…

Nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen là do cấu tạo địa chất và ô nhiễm do tác động của con người như gần các nhà máy hoá chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước.

4. Clo (Cl)

Clo là thành phần phổ biến có mặt trong nước máy sinh hoạt. Clo là một chất khử trùng nước rất hiệu quả vì vậy nó được áp dụng để khử trùng cho hầu hết các nguồn nước máy. Tuy nhiên hiện nay, đa số các nguồn nước máy có tỷ lệ clo dư khá cao và thường vượt mức cho phép với dấu hiệu là nước thường có mùi clo, rất sốc.

Nước có hàm lượng clo vượt quá tiêu chuẩn (0,5mg/lít) có thể gây ngộ độc. Tùy theo nồng độ, thời gian tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các triệu chứng lâm sàng của người bị nhiễm độc clo cấp tính là: ho, khó thở, đau ngực, phù phổi,… Nếu ngửi lâu có thể gây tổn thương đường hô hấp. Tiếp xúc lâu với mắt có thể gây tổn thương giác mạc. Đặc biệt là rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu sử dụng nước có clo dư vượt tiêu chuẩn trong việc tắm và ăn uống cho trẻ

Clo là chất oxy hóa tương đối mạnh, ngay cả khi ở nồng độ rất thấp thì clo vẫn có thể gây ra sưng tấy cho các tế bào hồng cầu, làm suy giảm vật liệu nhựa trao đổi ion,… Đặc biệt là clo tác dụng với hợp chất hữu cơ tạo nên hợp chất THM’S là một chất có khả năng gây ung thư.

5. Sắt (Fe)

Sắt cơ bản không ảnh hưởng tới sức khỏe ở nồng độ thấp, nhưng chất Sắt được coi như chất gây ô nhiễm thứ cấp có thể dẫn đến ung thư. Hơn nữa chỉ cần một nồng độ sắt thấp khoảng 0,3 mg/l trong nước sử dụng sẽ để lại các vết bẩn màu nâu đỏ trên quần áo và rất khó tẩy. Mặt khác, khi nguồn nước này chảy qua các ống nước sẽ lắng cặn lại gây gỉ sét và tắc nghẽn trong đường ống.

6. Amoni (NH4+)

Bản thân Amoni không độc hại đối sức khỏe con người, tuy nhiên nó lại có khả năng chuyển hóa thành Nitrit, Nitrat là những chất rất độc. Amoni không thể chuyển hóa trong môi trường nước ngầm. Khi khai thác lên sử dụng thành nước sinh hoạt, vi sinh vật trong nước nhờ oxy trong không khí chuyển amoni thành các nitrat (NO2-), nitrit (NO3-) tích tụ trong nước ăn gây nên những chất độc cho con người.

II. Biện pháp làm sạch nguồn nước từ công nghệ lọc UF với lõi siêu lọc PDVF

Lõi lọc là loại sợi bông dùng trong y tế PVDF với đặc tính siêu bền có tuổi thọ lên đến 5 năm không cần thay lõi, sử dụng công nghệ thẩm thấu ngoài dễ dàng vệ sinh sục rửa. Mật độ lọc từ 0.01 micro trở lên, với kích thước 0.01 micro thì rất nhỏ có thể loại bỏ 99,9% các chất rắn cặn bẩn trong nước, clo, các vi khuẩn coli có hại hay một số virus gây bệnh...

. Nước sạch trong suốt không màu không mùi,

. Lưu giữ khoáng chất tự nhiên Ca, Mg giữ nguyên vị ngọt của nước

. Không điện - không nước thải, tiết kiệm chi phí

. Không chì hòa tan Không vi khuẩn có hại

. Sạch khuẩn an toàn, thời gian sử dụng lâu dài

Tags lọc nước UF PVDF, lọc nước thô, tiền xử lý nước, bộ lọc chặn rác, lọc nước thô đầu nguồn, làm mềm nước cứng, tẩy cáu cặn canxi, chống vôi hóa, tẩy cặn bằng phương pháp ion

Bài viết liên quan

Cấu tạo hiệu quả khi sử dụng cột lọc khử composite

Cấu tạo hiệu quả khi sử dụng cột lọc khử composite

Cột composite tính hiệu quả rất cao cho nước giếng khoan để khử phèn khử mặn
Lõi lọc nước RO hay NANO có chứa vi khuẩn không?

Lõi lọc nước RO hay NANO có chứa vi khuẩn không?

Trong lõi lọc nước dù đã khử khuẩn nhưng vẫn có khả năng tái nhiễm khuẩn?

Có thể bạn quan tâm

Nước giếng khoan sẽ bao gồm những chất nào

Nước giếng khoan sẽ bao gồm những chất nào

Tùy theo môi trường và tùy theo địa hình nước giếng khoan mỗi vùng sẽ khác nhau
Nguồn nước ngầm mang ion kim loại nặng sẽ ra sao

Nguồn nước ngầm mang ion kim loại nặng sẽ ra sao

Nguồn nước này gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người
Tìm hiểu về màng lọc R.O thẩm thấu ngược

Tìm hiểu về màng lọc R.O thẩm thấu ngược

RO Là một trong những quy trình lọc nước hiện đại nhất hiện nay
Nguyên nhân làm nước sinh hoạt có màu vàng nhạt

Nguyên nhân làm nước sinh hoạt có màu vàng nhạt

Bị nhiễm hàm lượng sắt cao và sự tồn tại của các lượng chất hòa tan
Nồng độ pH phù hợp cho nước sinh hoạt là bao nhiêu

Nồng độ pH phù hợp cho nước sinh hoạt là bao nhiêu

Lý do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cần phải xác định một cách chính xác
Làm gì khi nước sinh hoạt bị nhiễm mặn

Làm gì khi nước sinh hoạt bị nhiễm mặn

Có 2 công nghệ chính được sử dụng: Khử mặn bằng nhiệt và bằng màng lọc

Chuyên mục