Mức độ độc hại của thủy ngân đến mức nào
Vì thủy ngân độc, người ta phải quy định bằng luật pháp các giới hạn cho phép của hàm lượng thủy ngân trong môi trường nhà xưởng sản xuất, trong nước sinh hoạt, trong thiết bị chiếu sáng, trong khí thải của các nhà máy dùng than làm nhiên liệu.... để bảo vệ sức khoẻ và môi trường. thủy ngân là một trong các chất độc hại đầu bảng và là chất có sẵn trong thiên nhiên. thủy ngân luôn có sẵn ở khắp nơi quanh ta: trong đất, trong nước, trong thức ăn, nước uống, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm... và trong không khí lúc nào cũng có thủy ngân ít nhất là ở lượng vết (lượng vô cùng nhỏ và phát hiện được bằng các phương pháp phân tích).
Người ta thường chia thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân thành ba loại chính: thủy ngân kim loại (thủy ngân lỏng, amalgam tức hợp kim của thủy ngân với kim loại khác) , thủy ngân hữu cơ (methyl thủy ngân, ethyl thủy ngân...) và thủy ngân vô cơ (vd: muối clorua thủy ngân chẳng hạn). Vụ cháy ở Rạng Đông liên quan đến thủy ngân kim loại.
Thủy ngân vô cùng độc hại, mức độ độc tuỳ vào việc nó tồn tại ở dạng nào. Nó tác động tới não, hệ thần kinh và thần kinh trung ương làm thiểu năng trí tuệ, gây bệnh thần kinh, bệnh run tay, rối loạn nhận thức... và các bệnh về phổi, tim, thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, của trẻ con (gây bệnh thần kinh hoặc thiểu năng trí tuệ chả hạn)... có thể gây chết người nếu ngộ độc nặng.
1. Mức độc hại của các dạng thủy ngân được sắp xếp như sau
+ Hơi thủy ngân luôn hiện hữu khi có mặt thủy ngân lỏng. thủy ngân lỏng ở mức độ nào đó bay hơi ngay ở nhiệt độ thường vì thế người ta luôn phải quy định thành luật về việc phải thu gom thủy ngân ngay và đúng cách dù chỉ bị rơi vãi ở lượng rất nhỏ (VD: thu gom bóng đèn neon vỡ, nhiệt kế thủy ngân vỡ...). thủy ngân lỏng khi bị rơi vãi rất khó thu gom vì chúng dễ hình thành các hạt tròn nhỏ li ti rất linh động. thủy ngân sôi ở 357 oC do vậy sẽ bay hơi mạnh ở nhiệt độ cao.
+ Methyl thủy ngân thường được các vi sinh vật tổng hợp từ thủy ngân có sẵn trong không khí, trong đất và trong nước. Trong môi trường thủy ngân có sẵn từ các nguồn thiên nhiên như núi lửa, than đá, cháy rừng....) và thủy ngân phát thải do con người (sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hàng ngày: bóng đèn, nhiệt kế vỡ, pin hỏng...). Chúng là nguồn tạo thành Methyl thủy ngân và cá ăn phải nên trong cá và thủy sản có vỏ như nghêu sò... luôn chứa thủy ngân từ mức vết đến xấp xỉ 1 ppm/kg cơ thể. Hai loài cá chứa nhiều thủy ngân nhất là cá kiếm và cá mập, rồi đến King Macarel và cá ngừ mắt to.
+ Methyl thủy ngân có tác động độc hại như hơi thủy ngân kim loại hoặc hơn, nó tan trong nước, phát tán trong cơ thể nhanh hơn thủy ngân kim loại. Một số nhà chuyên môn cho rằng nó độc hơn cả hơi thủy ngân. Và người ta khuyến cáo phụ nữ có thai không được ăn một số loài cá do chúng chứa methyl thủy ngân hàm lượng cao và với một số loài chứa ít thủy ngân thì chỉ nên ăn với tần suất từ 1 đến 2 lần/ tuần.
2. Phơi nhiễm thủy ngân và mức độ nguy hiểm
Theo Cơ quan quản lý Đăng ký Bệnh tật và chất độc hại Mỹ thì chỉ có 0.01 % thủy ngân kim loại bị nhiễm vào cơ thể nếu nuốt phải, nhưng sẽ có 80% thủy ngân nhiễm vào máu nếu hít phải hơi thủy ngân kim loại. Và nếu nuốt phải Methyl thủy ngân thì 95% lượng của chúng sẽ bị hấp thụ khi nuốt phải.
Liệu thủy ngân có độc không? hay thủy ngân độc như thế nào? Không ít câu hỏ đã được đặt ra. Độc tính của thủy ngân vô cùng nguy hiểm. Trong các phơi nhiễm thủy ngân thì hít phải hơi thủy ngân nhiễm trong không khí hoặc Methyl thủy ngân là độc hại nhất, rồi mới đến ăn hoặc vô tình nuốt phải, trong đó ăn phải Methyl thủy ngân độc hại hơn hẳn ăn phải thủy ngân kim loại, cuối cùng ít nguy hiểm hơn cả là phơi nhiễm bằng cách tiếp xúc qua da.
3. Tác hại của thủy ngân
Phơi nhiễm thủy ngân như các phơi nhiễm khác đều phân ra hai loại: phơi nhiễm cấp tính tức phơi nhiễm thời gian ngắn (Acute exposure) và phơi nhiễm mãn tính tức phơi nhiễm lâu dài (Chronic exposure). Phơi nhiễm cấp ví dụ như phơi nhiễm trong một sự cố công nghiệp (cháy ở Rạng Đông chẳng hạn). Phơi nhiễm mãn tính vd như công nhân làm việc trong môi trường có thủy ngân luôn ở mức độc hại chẳng hạn. Trong môi trường làm việc như ở một cơ sở sản xuất bóng đèn huỳnh quang thì nồng độ cho phép của thủy ngân trong không khí tiếp xúc với da và trên trần nhà xưởng là phải trong giới hạn 0.1 mg/ m3 (tiêu chuẩn Mỹ) thì công nhân được cho là không bị ảnh hưởng sức khoẻ. Các nước đều có quy định về mức thủy ngân trong môi trường không khí ở khu vực làm việc của các ngành đặc thù có chứa thủy ngân.
4. Ảnh hưởng của thủy ngân đến sức khỏe
Có thể bị phơi nhiễm nhưng không thể hiện triệu chứng gì tuỳ cơ địa từng người. Và khi mức thủy ngân phải lên đến trên 20 mcg/m3 trong không khí thì con người mới cảm thấy có các triệu chứng phơi nhiễm một cách rõ rệt. Theo một tài liệu công bố trên Website của nghị viện Úc thì các nghiên cứu chỉ ra rằng mức phơi nhiễm thường xuyên trong môi trường không khí từ 20-25 mcg/m3 thì có ảnh hưởng chút ít đến thận, tuyến giáp và tuỷ sống và mức này được gọi là Mức thấp nhất quan sát thấy tác động (LOAEL-lowest observed adverse effect level). Dưới mức này sự tác động của thủy ngân tới sức khoẻ sẽ ít hơn và có thể chưa ghi nhận được. Tuy nhiên, nghị viện Úc vẫn đề nghị sửa LOAEL trong không khí xuống thấp nữa còn 5 mcg/ m3. Mức an toàn trung bình hàng năm cho con người họ đề xuất là 0.05 mcg/m3 không khí
Dễ bị ảnh hưởng bởi thủy ngân và bị nguy hiểm hơn cả là bào thai (phụ nữ có thai), rồi đến trẻ sơ sinh (qua sữa mẹ hoặc trực tiếp tiếp xúc), trẻ con (infant) (qua sữa mẹ hoặc trực tiếp tiếp xúc), người bị tim phổi bệnh phổi, người có sức khoẻ yếu, cuối cùng mới đến những người không thuộc các loại nêu trên.
5. Thủy ngân dạng lỏng
Khi phơi nhiễm cấp thì xét nghiệm mẫu nước tiểu 24h là rất quan trọng. Mẫu nước tiểu 24h là mẫu được thu trong suốt 24h của một người, gộp vào một chai đựng chuyên dụng và chai này luôn phải trữ lạnh cho đến khi thực hiện phân tích. Mẫu máu hoặc nước tiểu lấy để xét nghiệm phải được thực hiện càng sớm càng tốt vì sau 3 ngày hàm lượng thủy ngân sẽ giảm đi một nửa đối với nước tiểu và sau 5 ngày tương tự như vậy với mẫu máu.
Có một điều ít người biết là chúng ta có thể bị phơi nhiễm thủy ngân qua thức ăn. Cách thức thủy ngân đi vào thức ăn của chúng ta được mô tả trên ảnh đính kèm. Trong chuỗi thức ăn (Food chain), cá càng to thì càng có mức thủy ngân cao tính trên 1kg cơ thể!!!
6. Thủy ngân kim loại trong công nghiệp sản xuất đèn chiếu sáng
Tại VN, vd đèn huỳnh quang của Philip chuyển đổi công nghệ từ thủy ngân lỏng sang hỗn hống đã giảm lượng thủy ngân từ 12 mg/ bóng đèn huỳnh quang xuống còn 9 mg/đèn (số liệu năm 2012 ). TCVN 8249:2013 hiện hành áp dụng cho bóng huỳnh quang quy định giới hạn thủy ngân cho một bóng đèn huỳnh quang là 15 mg max. Đối với bóng CFL thì TCVN 7896:2015 hiện hành khuyến cáo doanh nghiệp cần công bố hàm lượng thủy ngân và đưa dẫn chiếu tiêu chuẩn quốc tế là 5 mg max nhưng chưa có quy định cứng cho bóng CFL. 5 mg thủy ngân có kích thước nhỏ khoảng bằng một đầu bút bi. Và không phải ai cũng biết bóng đèn neon cháy hỏng là chất thải nguy hại theo quy định của VN, vậy nên không được vứt chúng như rác thông thường mà phải thu gom xử lý và tiêu huỷ đúng cách!!!
Các loại bóng đèn như đèn huỳnh quang (đèn neon), đèn compact tiết kiệm điện (đèn CFL), đèn halogen, đèn thủy ngân cao áp, đèn UV và đèn bắt muỗi đều cần sử dụng thủy ngân để sản xuất và đó là nguyên liệu chưa có gì thay thế được.
Đối với thế giới đã có quy định lượng thủy ngân trong bóng CFL là 5 mg hiện nay Châu Âu quy định là 2.5 mg max. Còn nói chung thì lượng thủy ngân trong các loại bóng đèn đã nêu thường từ trên 0 mg đến 100 mg/ sản phẩm.
7. Ngành công nghiệp gây ô nhiễm thủy ngân hiện nay
Trong năm 2005, các nhà máy đó đã sử dụng tổng lượng than có chứa thủy ngân với tổng lượng là 75 tấn, trong đó có 50 tấn đã bị thải ra không khí, tương đương 134 tấn/ngày. Ngoài ra các loại đốt khác như đốt dầu, đốt khí dư... hoặc cháy rừng cũng gây khí thải chứa thủy ngân. Chắc ít người biết rằng ngành gây ô nhiễm thủy ngân nhất (khí thải chứa thủy ngân) là ngành nhiệt điện. Nguyên nhân là do đốt than, dù than chứa thủy ngân ở lượng rất nhỏ, nhưng do lượng tiêu thụ lớn mà gây ô nhiễm. Vậy nên các lò đốt rác bằng than hoặc các lò đốt than dân dụng theo Cơ quan Môi trường Mỹ (EPA) cũng thải một lượng đáng kể khí thải có chứa thủy ngân. Ở Mỹ, theo EPA thống kê, 50% tổng lượng thủy ngân trong không khí là do khí thải từ các nhà máy nhiệt điện.
Tags lọc nước UF PVDF, lọc nước thô, tiền xử lý nước, bộ lọc chặn rác, lọc nước thô đầu nguồn, làm mềm nước cứng, tẩy cáu cặn canxi, chống vôi hóa, tẩy cặn bằng phương pháp ion
Bài viết liên quan
Thủy ngân trong nguồn nước sinh hoạt có tác hại thế nào
Việc tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy...Có thể bạn quan tâm
Vì sao nguồn nước máy thủy cục lại có chỉ số TDS khác nhau
Đều được xử lý và cho ra kết quả cuối cùng là nước sinh hoạt đạt chuẩnThủy ngân trong nguồn nước sinh hoạt có tác hại thế nào
Việc tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy...Nước cứng là gì tác hại và cách khắc phục tốt nhất
Nước cứng (hard water) là nước có chứa nhiều thành phần canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) caoLõi lọc nước RO hay NANO có chứa vi khuẩn không?
Trong lõi lọc nước dù đã khử khuẩn nhưng vẫn có khả năng tái nhiễm khuẩn?Quá trình hình thành mảng bám ố trên thiết bị
Limescale là một thuật ngữ chỉ hiện tượng chất lắng bám cặn trắng như phấn tích tụThực trạng chất lượng nguồn nước sạch tại các đô thị ra sao
Nước là tài nguyên quý giá tuy nhiên tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọngChuyên mục
|