Mùi hôi từ nước sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe không
Cùng với sự phát triển của nên công nghiệp hóa đô thị hóa, sự bùng nổ dân số đang là vấn đề đáng lo ngại và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Dân số tăng nhanh kéo theo sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong đó thì nguồn nước sạch đang ngày càng trở lên khan hiếm. Không phải bất cứ ai cũng có nguồn nước sạch để sử dụng do nước có thể nhiễm phải các chất độc hóa học (có thể do tự nhiên hoặc con người), một trong đó là vấn đề xử lý nước có mùi lạ đang ngày càng nổi bật và được chú trọng.
1. Nước sinh hoạt có mùi hôi là do đâu và nguyên nhân nước có mùi hôi
Nước có mùi là do trong nước có chứa 1 số chất, thành phần hóa học gây phản ứng sinh mùi, hoặc do rong rêu, tảo, vi sinh vật hoạt động trong nước gây mùi tanh…
2. Các mùi thường gặp trong nước sinh hoạt
+ Mùi clo: Do các nhà máy xử lý nước sử dụng quá nhiều hóa chất clo để khử trùng dẫn đến nước sau lọc vẫn còn chứa nhiều clo.
+ Mùi tanh: Do nước chứa nhiều Fe, Mn, Al,..nước loại này thường có màu vàng đục.
+ Mùi trứng thối: Do khí H2S sinh ra do quá trình phân hủy chất hữu cơ trong lòng đất rồi hòa tan vào mạch nước ngầm, do đó nước sau + + khi được khai thác lên xử lý để sử dụng vẫn còn nhiễm mùi…
+ Mùi mốc : Do các chất rắn bị phân hủy hoàn toàn trong nước chưa được loại bỏ.
3. Tác hại của nước nhiễm mùi đến sinh hoạt của con người:
Nước có mùi gây ô nhiễm môi trường không khí và cảm giác khó chịu khí sử dụng. Nước chứa nhiều clo (mùi clo) gấy nguy hại rất lớn cho sức khỏe cho người sử dụng bởi Clo trong nước có thể gâu ung thư bàng quang và có thể tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị bệnh tim mạch, bại não, hở hàm ếch,…
Mới đây Bộ Y tế vừa công bố kết quả kiểm tra chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy thành phố đang đứng trước nguy cơ dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bới nước sạch dùng trong sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn clo dư.
Nước có mùi trứng thối hay có chứa H2S :làm đường ống (bằng sắt, thép, đồng) bị ăn mòn. Có mùi gây khó chịu. H2S có thể kết hợp với các khoáng khác tạo thành kết tủa màu đen, làm đen nước.
Nước sinh mùi (do chứa 1 số chất hóa học): ảnh hưởng đến sinh hoạt như gây ngứa da, nổi mẩn đỏ da khi tắm,…
4. Xử lý nước sinh hoạt có mùi hôi bằng cách nào?
Phương pháp đơn giản nhất để xử lý nước có mùi lạ là phơi nước ở nơi thoáng khí 1 thời gian để khí độc, mùi lạ khuếch tán bay đi bớt, tuy nhiên phương pháp này không xử lý triệt để vì mất thời gian, hàm lượng các chất gây mùi trong nước vẫn còn mà lại gây ô nhiễm khí.
Phương pháp hữu hiệu và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dùng các thiết bị lọc nước có chứa các vật liệu có khả năng hấp phụ màu, mùi.
Nước là thành phần không thể thiếu đối với đời sống của con người. Hãy sử dụng các biện pháp xử lý nước hiệu quả để có chất lượng nước tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Sản phẩm liên quan
Tags phụ kiện ngành nước, lọc nước UF lõi PVDF, lọc nước thô, tiền xử lý nước, bộ lọc chặn rác, lọc nước thô đầu nguồn, làm mềm nước cứng, tẩy cáu cặn canxi, chống vôi hóa, tẩy cặn bằng phương pháp ion, xử lý nước cứng bằng điện phân ion, lõi lọc PVDF cao cấp, lọc nước tổng đầu nguồn, lọc tổng dành cho gia đình, xử lý nước sinh hoạt, nước sinh hoạt siêu sạch, xử lý mùi tanh hôi nước sinh hoạt, loại bỏ các chất rắn cặn bẩn trong nước, các hợp chất kim loại nặng gây ung thư, mùi tanh hôi, mấm mốc, hóa chất, clo dư, ký sinh trùng, các vi khuẩn coli có hại hay một số virus gây bệnh, xử lý nước sông ao hồ, xử lý nước mưa, xử lý nước giếng khoan