01/02/2025 22:37:35 (GMT+7)

Cách khử nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng Florua quá cao

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng lượng Flo trong nước bọt có khả năng bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng bằng cách khoáng hóa và tái khoáng. Đây cũng là lý do các nhà sản xuất kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng đã thêm Flo vào sản phẩm của họ. Flo (Florua) là một chất khoáng tự nhiên có trong nước, đất, đá, răng, xương, thường được thêm vào nước sinh hoạt để tăng khả năng khử trùng (giống như Clo), và cung cấp lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, Flo cũng là một chất cực độc có thể gây tổn thương hệ thần kinh, xương khớp, tuyến giáp…

Thêm Flo vào trong nước máy cũng gây nhiều tranh cãi. Bởi vì Flo là một chất độc hại, nếu tiếp xúc với nguồn nước nhiễm Flo trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, tuyến giáp, xương…

Nước sinh hoạt chứa Flo quá cao sẽ ảnh hưởng thế nào

1. Tác hại của nguồn nước sinh hoạt chứa Flo:

a. Răng bị nhiễm Flo:

Nếu sử dụng nước nhiễm Flo hàm lượng cao khi răng đang phát triển có thể khiến răng nhiễm Flo nhẹ (hàm lượng flo 1,5 – 2mg/l). Biểu hiện là răng bị ố, đổi màu, xuất hiện nhiều đốm nhỏ hoặc vệt trắng trên men răng. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ. Để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm Flo, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng nước pha sữa bột không chứa Flo. Trẻ dưới 6 tháng không nên sử dụng nước hoặc bất cứ sản phẩm nào chứa Florua. Khi trẻ đánh răng cần có sự hướng dẫn của người lớn để không nuốt kem đánh răng.

b. Gây tổn hại cho xương:

Khi sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4 mg/l khiến Flo tích tụ trong cơ thể nhiều thì chúng ta có nguy cơ mắc các chứng xương và răng bị giòn, kém đàn hồi, tăng nguy cơ gãy xương, tổn thương khớp, nhiễm trùng răng… Nếu xương dày lên và các mô tích tụ có thể làm giảm khả năng vận động.

c. Gây tổn thương não và hệ thần kinh:

Vào năm 2017, có một cuộc nghiên cứu ở nhiều phụ nữ trong thời gian mang thai và những trẻ em độ tuổi 6 – 12 sử dụng nước có hàm lượng Flo cao ở mức 299 có thể khiến nhận thức của trẻ kém hơn. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra việc nhận thức của trẻ năm 4 tuổi và trong độ tuổi 6 – 12. Kết quả cho thấy những đứa trẻ này có điểm số các bài kiểm tra IQ thấp hơn những đứa trẻ bình thường. Như vậy có thể thấy hàm lượng Flo trong nước có tác hại tới hệ thần kinh.

d. Ảnh hưởng tuyến giáp:

Trong một số trường hợp hàm lượng Flo trong nước cao có thể gây ra các vấn đề ở tuyến giáp, dẫn tới việc tiết hoocmon tuyến cận giáp không thể kiểm soát, làm suy giảm canxi trong cấu trúc xương và gây ra nguy cơ gãy xương cao hơn. Triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, tăng nhạy cảm với cảm lạnh, tăng cân.

e. Các vấn đề sức khỏe khác:

+ Gây ngộ độc, ói mửa, đau bụng, buồn nôn.

+ Liên quan tới các vấn đề dậy thì sớm và khả năng sinh sản thấp.

+ Các tổn thương tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, suy tim.

+ Flo không có biểu hiện gây ung thư nhưng có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.

+ Có thể dẫn đến một số biến chứng trên da như khô da, da nhạy cảm, nổi mẩn ngứa, dị ứng, nứt nẻ, ngứa…

f. Ảnh hưởng về môi trường:

Flo có thể gây ô nhiễm nước, nếu nước chứa hàm lượng Flo cao được xả trực tiếp vào ao hồ, sông suối hay biển sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, làm chết các sinh vật sống trong nước, làm giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của con người.

Cách loại bỏ Florua trong nguồn nước

2. Hàm lượng Flo trong nguồn nước như thế nào:

Cho đến năm 2014, Flo được ghi nhận là chất độc thần kinh nằm trong danh sách với các chất như Chì, Asen, Methylmercury có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Hàm lượng Flo trong nguồn nước sẽ khác nhau như nước mặn thường có hàm lượng Flo thấp khoảng 0,2 mg/l. Còn đối với nước ngầm khi chảy qua các tầng đá vôi, Dolomit, đất sét… sẽ có hàm lượng Flo cao đến 8-9 mg/l.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), từ năm 1985 đã có những quy định hàm lượng Flo tối đa trong nước như sau.

+ TCVN 5501 – 1991 về chất lượng nước uống nước đất phục vụ cấp nước: 0,7 -1,5 mg/l

+ TCVN 505BYT/QĐ – 1992 về tiêu chuẩn Flo trong nước ăn uống và dùng trong sinh hoạt: tối đa 1,5

+ TCVN 5942-1995 về tiêu chuẩn chất lượng nước mặt: 1-1,5 tùy theo mục đích sử dụng.

+ TCVN 5944 – 1995 về hàm lượng Flo trong nước dưới đất: 1

+ TCXD 233 – 1999 về chất lượng nguồn nước mặt và nước dưới đất phục vụ cấp nước: 0,5 – 1,5 mg/l

Dựa theo những tiêu chuẩn trên, có thể thay hàm lượng Flo quy định trong nước uống và nước sinh hoạt thường thấp hơn 0,7-1,5 mg/l. Nếu hàm lượng vượt quá quy định có thể gây ngộ độc.

3. Cách loại bỏ Flo trong nguồn nước hiệu quả:

a. Sử dụng máy lọc nước uống

Trên thị trường hiện nay có nhiều bộ lọc nước uống sử dụng công nghệ lọc RO (thẩm thấu ngược), công nghệ Nano, công nghệ UF… có thể loại bỏ đến 95% lượng Florua trong nước và các loại hóa chất, kim loại nặng, chất độc, vi khuẩn, virus, Clo dư, Sắt, Asen, Chì, Thủy Ngân, thuốc trừ sâu...Các loại máy lọc nước này có kích thước nhỏ gọn, chi phí vận hành và thay thế thấp, thường được lắp đặt dưới bồn rửa hoặc tủ bếp, cung cấp nước uống trực tiếp và nấu ăn.

b. Hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt

Hệ thống lọc tổng đầu nguồn từ lõi lọc sử dụng công nghệ UF trở lên là thiết bị xử lý nước sinh hoạt đầu nguồn, phù hợp với mọi nguồn nước như nước máy, nước giếng khoan, nước sông, nước biển, nước nhiễm mặn…Hệ thống này có khả năng xử lý nguồn nước ô nhiễm ở mức độ cao, công suất lớn. Thường được lắp đặt ở đầu nguồn nước, cung cấp nước sạch cho cả căn nhà như máy giặt, bồn rửa, vòi sen, máy rửa chén... giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn và bảo vệ cả những thiết bị sử dụng nước không bị ăn mòn, đóng cặn.

c. Khử Flo trong nước bằng phương pháp chưng cất

Chưng cất là một phương pháp xử lý nước thủ công dựa trên nguyên lý bay hơi và ngưng tụ. Florua và các chất gây ô nhiễm khác không bay hơi nên khi nước được ngưng tụ trở lại dạng lỏng, nó không chứa chất gây ô nhiễm. Việc đun sôi nước không thể loại bỏ Flo vì khi nước bay hơi thì hàm lượng Flo trong lượng nước còn lại sẽ tăng lên.

Mặc dù chưng cất là phương pháp thu được nước tinh khiết nhưng nhược điểm là mất rất nhiều thời gian để thu được một lượng nước tinh khiết và tiêu thụ quá nhiều năng lượng để đun sôi nước.

d. Sử dụng bộ lọc khử ion

Bộ lọc khử ion là thiết bị có quá trình lọc khá giống với chưng cất và tốc độ xử lý cũng chậm tương đương. Phương pháp này chủ yếu loại bỏ hết các hạt ion và Flo trong nước nhưng vì chi phí đắt đỏ và phải thay lõi lọc thường xuyên nên hiện nay không còn được sử dụng.

e. Bộ lọc Alumina (Nhôm hoạt tính)

Alumina hoạt tính là một dạng oxit nhôm được làm từ khoáng chất Corundum tự nhiên, có đặc điểm xốp, rắn. Đây là chất hấp thụ Flo trong nước khá phổ biến. Khi nước gặp oxit Nhôm, Flo và một số chất ô nhiễm khác sẽ bị hấp phụ bởi các hạt này, giúp nước sạch hơn. Bộ lọc Alumina hoạt hóa chỉ hoạt động trong nước có độ pH dưới 8,5 và hiệu quả nhất ở nước có độ pH từ 5 - 6. Tuy nhiên, Alumina cần nhiều thời gian tiếp xúc để có thể hấp phụ Flo hiệu quả, vì vậy tốc độ dòng chảy của nước phải rất chậm.

f. Khử Flo bằng than hoạt tính

Sử dụng than hoạt tính lọc nước để loại bỏ Florua khỏi nước là một trong những phương pháp phổ biến và có giá thành rẻ. Không chỉ loại bỏ Flo, than hoạt tính còn khử được một số chất khác như Clo, Chì, Sắt, Magie…

Mặc dù Flo tốt cho răng nhưng việc sử dụng nước chứa Flo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, vì bạn không thể kiểm soát được hàm lượng Flo có trong nước sinh hoạt và nước uống. Cách tốt nhất là nên sử dụng máy lọc nước để loại bỏ Flo, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình.

Tags phụ kiện ngành nước, lọc nước UF lõi PVDF, lọc nước thô, tiền xử lý nước, bộ lọc chặn rác, lọc nước thô đầu nguồn, làm mềm nước cứng, tẩy cáu cặn canxi, chống vôi hóa, tẩy cặn bằng phương pháp ion, xử lý nước cứng bằng điện phân ion, lõi lọc PVDF cao cấp, lọc nước tổng đầu nguồn, lọc tổng dành cho gia đình, xử lý nước sinh hoạt, nước sinh hoạt siêu sạch, xử lý mùi tanh hôi nước sinh hoạt, loại bỏ các chất rắn cặn bẩn trong nước, các hợp chất kim loại nặng gây ung thư, mùi tanh hôi, mấm mốc, hóa chất, clo dư, ký sinh trùng, các vi khuẩn coli có hại hay một số virus gây bệnh, xử lý nước sông ao hồ, xử lý nước mưa, xử lý nước giếng khoan

Bài viết liên quan

Nước cứng là gì tác hại và cách khắc phục tốt nhất

Nước cứng là gì tác hại và cách khắc phục tốt nhất

Nước cứng (hard water) là nước có chứa nhiều thành phần canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) cao
Vì sao nguồn nước máy thủy cục lại có chỉ số TDS khác nhau

Vì sao nguồn nước máy thủy cục lại có chỉ số TDS khác nhau

Đều được xử lý và cho ra kết quả cuối cùng là nước sinh hoạt đạt chuẩn

Có thể bạn quan tâm

Nước cứng là gì tác hại và cách khắc phục tốt nhất

Nước cứng là gì tác hại và cách khắc phục tốt nhất

Nước cứng (hard water) là nước có chứa nhiều thành phần canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) cao
Có nên sử dụng máy lọc nước tổng UF hay không?

Có nên sử dụng máy lọc nước tổng UF hay không?

Máy lọc nước hiện nay đã trở thành một trong những vật dụng không thể thiếu
Nguồn nước ngầm có thực sự sạch hay không

Nguồn nước ngầm có thực sự sạch hay không

Nước ngầm chứa nồng độ các nguyên tố cao hơn nhiều so với nước uống tiêu chuẩn
Chỉ số TDS là gì và mọi người có đang hiểu sai?

Chỉ số TDS là gì và mọi người có đang hiểu sai?

TDS là một chỉ số đo nồng độ chất rắn hòa tan trong nước rất quan trọng
Nồng độ pH phù hợp cho nước sinh hoạt là bao nhiêu

Nồng độ pH phù hợp cho nước sinh hoạt là bao nhiêu

Lý do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cần phải xác định một cách chính xác
Màng tinh lọc MF (Micro Filtration) lọc thô siêu cấp

Màng tinh lọc MF (Micro Filtration) lọc thô siêu cấp

Màng lọc UF, RO.. Trong đó không thể không nhắc đến là màng lọc MF

Chuyên mục