18/09/2023 21:49:10 (GMT+7)

Nồng độ pH phù hợp cho nước sinh hoạt là bao nhiêu

Dùng nước sinh hoạt hàng ngày rất cần thiết phải đo độ pH trong nước. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Do đó cần phải có một biện pháp xử lý nước chuẩn và chính xác, vật liệu đã chuẩn chưa, các quy trình xử lý nguồn nước như thế nào?… Cho nên, khi tiến hành xử lý nước thì người ta sẽ điều chỉnh độ pH.

Nồng độ pH trong nước sinh hoạt

1. Độ pH trong nước là gì?

Đây là lý do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và cần phải xác định một cách chính xác. Chúng ta đều biết, thang pH chỉ từ 0-14; Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi pH > 7, nước lại mang tính kiềm. Như vậy, pH là một chỉ số xác định tính chất hóa học của nước.

2. Cách nhận biết độ pH trong nước sinh hoạt bằng cảm quan

Nước có độ pH thấp thường có sự xuất hiện các vết mờ xanh rêu trên vật dụng chứa nước bằng kim loại đồng, vết màu đỏ ở những thiết bị làm bằng thép, khi nếm có vị chua, nước thì có màu vàng đục,…

Nước kiềm (Nước ion kiềm độ 7<pH<10) rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt có tác dụng trong việc chống oxy hóa, bệnh đường ruột, góp phần ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.

Độ pH trong nước được xem là phù hợp cho sức khỏe con người dao động từ 7 – 9,5. Nước trung tính (pH = 7) được dùng để uống thuốc và sinh hoạt. Nguồn nước có độ PH cao khi đun sẽ có cặn dưới đáy bình đun, ph cao sử dụng lâu ngày dễ bị bệnh sỏi thận.

Đối với nước giếng khoan, nhất thiết phải có công cụ đo chuyên nghiệp trong phòng thí nghiệm để có kết quả chính xác.

3. Ảnh hưởng của độ pH trong nước sinh hoạt tới sức khỏe con người

Nếu nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe như làm hỏng men rang…Đặc biệt, Trong trường hợp môi trường nước có độ pH thấp sẽ phản ứng với Clo khử trùng tạo thành chất trihalommethane gây ra bệnh ung thư. Trong nước uống hàng ngày nồng độ pH đóng vai trong rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Nồng độ pH cao quá hoặc thấp quá có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, sỏi thận, cũng như các bệnh tim mạch.

Cần ăn nhiều thực phẩm hữu cơ, Sử dụng thực phẩm chứa kiềm, tăng cường uống nước chanh, tập thể dục hàng ngày, thay đổi loại nước uống hàng ngày… Chỉ với một vài phương pháp đơn giản, bạn đã có thể hạn chế tình trạng mất cân bằng lượng pH và ngăn ngừa tác động tiêu cực của chúng tới cơ thể. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm máy lọc nước điện giải có khả năng tạo ra nguồn nước ion kiềm rất tốt cho sức khỏe.

4. Cách điều chỉnh khi pH trong nước sinh hoạt quá thấp

Điều chỉnh pH bằng hoá chất:

Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, thường dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thật ra nâng pH dùng hóa chất có rất nhiều cách: Nước thải dùng NaOH là hiệu quả nhất.. Về lưu lượng nhỏ thì nâng pH bằng hạt L.S là đạt rồi (pH= 5).

Sử dụng bộ lọc trung hòa:

Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia(magnesium oxide) để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ. Phương pháp này thường làm tăng lượng can xi và làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải làm mềm. Muốn vật liệu sử dụng lâu bền hơn, nên trang bị thêm lọc cặn thô phía trước.

Tags lọc nước UF PVDF, lọc nước thô, tiền xử lý nước, bộ lọc chặn rác, lọc nước thô đầu nguồn, làm mềm nước cứng, tẩy cáu cặn canxi, chống vôi hóa, tẩy cặn bằng phương pháp ion

Bài viết liên quan

Nước sinh hoạt nhiễm mặn thì dùng ống nước nào

Nước sinh hoạt nhiễm mặn thì dùng ống nước nào

Khử muối trong nước nhiễm mặn là quá trình được dùng để tạo ra nước uống được

Có thể bạn quan tâm

Nguồn nước ngầm mang ion kim loại nặng sẽ ra sao

Nguồn nước ngầm mang ion kim loại nặng sẽ ra sao

Nguồn nước này gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người
Nguy hiểm của nước khi nhiễm các loại kim loại nặng

Nguy hiểm của nước khi nhiễm các loại kim loại nặng

Từ 3.5gcm3 đến 7gcm3 những kim loại nhiễm bẩn này rất độc hại ở nồng độ thấp
Nước giếng khoan sẽ bao gồm những chất nào

Nước giếng khoan sẽ bao gồm những chất nào

Tùy theo môi trường và tùy theo địa hình nước giếng khoan mỗi vùng sẽ khác nhau
Màng lọc nước Ultra Filtration (UF) dùng làm lọc tổng

Màng lọc nước Ultra Filtration (UF) dùng làm lọc tổng

Màng lọc UF là tên viết tắt của màng siêu lọc Ultrafiltration sợi rỗng thẩm thấu
Tìm hiểu về màng lọc R.O thẩm thấu ngược

Tìm hiểu về màng lọc R.O thẩm thấu ngược

RO Là một trong những quy trình lọc nước hiện đại nhất hiện nay
Các bệnh thường gặp nào liên quan đến nước bị ô nhiễm

Các bệnh thường gặp nào liên quan đến nước bị ô nhiễm

Vẫn còn nhiều hộ dân dùng nước sông rạch bị ô nhiễm, nước chưa đạt quy chuẩn

Chuyên mục